Email là một công cụ miễn phí có thể sử dụng để quảng cáo, thu hút, chăm sóc khách hàng… cho các doanh nghiệp và cửa hàng bán lẻ. Các doanh nghiệp, cửa hàng vẫn thường sử dụng những email “hẹn giờ”, email tự động để tạo sự chú ý, tăng khả năng mua hàng. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là: “phải chọn chủ đề, nội dung gì cho email tự động để tăng tỷ lệ mở và đem lại hiệu quả cao nhất?”
Trả lời những câu hỏi, thắc mắc của khách
Khi khách hàng tìm hiểu về cửa hàng, sản phẩm họ sẽ có những câu hỏi, thắc mắc cần được giải đáp trước khi đưa ra quyết định mua. Và với tư cách là một người chủ, bạn nên trả lời những câu hỏi này cho khách hàng của mình.
Ngoài việc trực tiếp giải đáp mỗi khi khách hàng thắc mắc, hãy lọc ra 5 đến 20 câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất, giải đáp những câu hỏi đó trong email gửi cho khách để họ có thêm thông tin về sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Nhắc lại những vấn đề khó khăn khách đã gặp
Nhiều khách hàng sẵn sàng từ chối mua hàng. Họ đưa ra những lý do như tôi chưa có nhu cầu, sản phẩm “không hợp” với tôi, tôi không biết mua nó về làm gì… Với những khách hàng này bạn hãy “nhắc” cho họ nhớ những vấn đề, khó khăn họ đã hoặc sẽ có thể gặp. Bạn hãy phân tích rõ và cho khách thấy mỗi vấn đề khách gặp có thể dẫn đến những hậu quả gì và sản phẩm của bạn có thể giúp gì trong việc phòng tránh những hậu quả đó. Chính những “nguy cơ” trên sẽ là động cơ thúc đẩy khách mua sản phẩm của bạn.
Vẽ ra hai bức tranh tranh đối lập
Nếu bạn sử dụng Facebook bạn sẽ thấy rât nhiều quảng cáo loại này. Điển hình nhất là các cửa hàng bán mỹ phẩm. Họ thường đăng các hình ảnh, clip trước và sau khi dùng một sản phẩm nào đó để khách hàng thấy sự khác biệt và kích thích khách mua hàng. Và không riêng gì hàng mỹ phẩm, bạn vẫn có thể dùng cách này để viết email quảng cáo cho sản phẩm của mình. Vẽ ra hai viễn cảnh đối lập nhau, một viễn cảnh của “kẻ” dùng sản phẩm và viễn cảnh xấu hơn của người không dùng. Nhưng hãy lưu ý, những thông tin bạn đưa ra phải là sự thật, đừng quá tân bốc, phóng đại sản phẩm. Điều đó sẽ khiến bạn mất niềm tin của khách hàng và dẫn đến những hậu quả không tốt cho cửa hàng.
Giải tỏa rào cản
Có thể khách thích sản phẩm của bạn rồi đấy nhưng lại chưa mua vì những “rào cản” như sản phẩm quá mắc với họ, vì họ lo lắng về giá trị, độ tin cậy, tính năng của sản phẩm, gia đình không đồng ý… Hãy tìm cách phá tan những rào cản đó.
Mỗi khi khách không mua hàng, hãy hỏi họ lý do khiến họ từ chối mua hàng (nhắc cho nhân viên bán hàng nhớ điều này). Lọc ra 5-10 lý do phổ biến nhất, tìm cách giải quyết những lý do đó trong email gửi cho khách.
Kể câu chuyện khách hàng
Khách hàng không tin tưởng cửa hàng của bạn cũng là điều thường tình. Bạn không thể cấm họ nghi ngờ nhưng bạn có thể giải tỏa những nghi ngờ đó. Hãy kể cho họ nghe về những khách hàng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Những người nào đã sử dụng sản phẩm của bạn? Họ có những vấn đề gì trong cuộc sống? Sản phẩm đã giúp họ giải quyết vấn đề như thế nào? Khách hàng nhận xét thế nào về sản phẩm của bạn? Viết một câu chuyện về “khách đã dùng” và đem câu chuyện đó gửi cho “khách chưa dùng” sẽ giúp bạn giải tỏa những nghi ngờ của khách, củng cố niềm tin và khuyến khích khách mua hàng.