4 sai lầm trong kinh doanh các doanh nghiệp trẻ thường mắc phải

Sai lầm trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi đối với doanh nghiệp trẻ. Tuy nhiên, nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và rút kinh nghiệm từ những sai lầm thường gặp sau đây, doanh nghiệp của bạn sẽ đạt được tỷ lệ thành công cao hơn.

Sai lầm trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi đối với doanh nghiệp trẻ
Sai lầm trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi đối với doanh nghiệp trẻ

1. Không nghiên cứu kỹ thị trường

Thành công trong kinh doanh có mối liên hệ mật thiết giữa doanh nghiệp và nhu cầu thực tại của thị trường. Các doanh nghiệp bắt đầu bằng một ý tưởng. Và ý tưởng này giải quyết được “cơn khát” của người tiêu dùng.

Lấy ví dụ từ thành công của điện thoại Iphone. Mặc dù điện thoại di động đã có từ lâu nhưng thị trường đã bị bão hòa. Apple đã tạo ra cú “hit” mới khi tạo ra chiếc điện thoại thông minh –  điều chưa từng xuất hiện trong suy nghĩ của người dùng trước đó.

Thành công của doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến việc kiểm soát thị trường trong tương lai. Để có thể tìm chỗ đứng cho doanh nghiệp trên thị trường. Trước hết bạn cần trả lời các câu hỏi sau: Những sản phẩm, dịch vụ nào đang phổ biến trên thị trường? Thị trường đang thiếu gì? Người tiêu dùng cần gì?

Phần mềm quản lý bán hàng Suno.vn giúp người chủ quản lý mọi mặt của cửa hàng: từ tính tiền bán hàng, quản lý tồn kho hàng hóa, quản lý thu chi tiền bạc, chăm sóc khách hàng đến phân tích kết quả kinh doanh dễ dàng.

Không nghiên cứu kỹ thị trường

2. Bản kế hoạch kinh doanh không hợp lý

Một trong những sai lầm trong kinh doanh mà các doanh trẻ thường mắc phải là bản kế hoạch kinh doanh không đi vào thực tế, hoặc không phù hợp với quy mô kinh doanh.

Nhiều người tin rằng không cần bản kế hoạch kinh doanh họ vẫn có thể kinh doanh tốt. Nhưng bản kế hoạch kinh doanh là nền tảng quan trọng để doanh nghiệp xác định mục tiêu phát triển, chiến lược tiếp thị và kế hoạch tài chính.

Nếu không đặt ra mục tiêu cho sự tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp, bạn sẽ không biết mở rộng thị trường như thế nào và ở đâu.

Bản kế hoạch kinh doanh không hợp lý

3. Không chuẩn bị tốt nguồn tài chính

Vận hành một doanh nghiệp rất tốn kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính liên quan. Hầu hết các doanh nghiệp đều kỳ vọng có thể lấy lại vốn trong năm đầu tiên, và thu được lợi nhuận trong năm thứ 2.

Tuy nhiên, nếu bạn không phân bổ đủ nguồn vốn để duy trì công việc kinh doanh trước khi thu đươc lợi nhuận. Việc lâm vào tình trạng hụt vốn là không thể tránh khỏi.

Không chuẩn bị tốt nguồn tài chính

4. Chiến lược tiếp thị kém

Tiếp thị là chìa khóa để thành công trong kinh doanh. Để đạt được mức tăng trưởng tự nhiên phải mất nhiều thời gian. Đây là vấn đề khó khăn của hầu hết các doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần sử dụng tiếp thị thông qua các phương tiện truyền thông để tiếp cận khách hàng của mình.

Trên thực tế, tiếp thị có thể tốn kém khá nhiều chi phí, đặc biệt nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động trong một thị trường cạnh tranh lớn. Tiếp thị đóng vai trò tích cực giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới khách hàng. Trong một vài trường hợp, nếu không có tiếp thị người tiêu dùng có thể không biết đến sản phẩm bạn kinh doanh, hoặc thậm chí không biết nó tồn tại.

Xem thêm:

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Khởi nghiệp:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả