Xu hướng bán lẻ ở Việt Nam năm 2018: “Chạy đua” nâng cao “trải nghiệm”

Bằng cách nắm bắt các xu hướng bán lẻ ở Việt Nam và thế giới, các nhà bán lẻ có thể dự đoán những nhu cầu của khách hàng. Từ đó có sự chuẩn bị cho sự thay đổi để đáp ứng yêu cầu khách hàng, và tồn tại được trên thị trường.

Xu hướng bán lẻ ở Việt Nam năm 2018
Xu hướng bán lẻ ở Việt Nam năm 2018

1. Hệ thống thanh toán

Nhìn lại thị trường bán lẻ năm 2017 có thể thấy thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa là xu hướng nổi bật nhất. Tuy nhiên, theo thống kê của các doanh nghiệp thương mại điện tử cho thấy: COD (nhận hàng trả tiền) vẫn là hình thức thanh toánh phổ biến nhất chiếm đến 90% giao dịch. Nguyên nhân được các chuyên gia lý giải do niềm tin giữa người tiêu dùng và bán hàng còn thấp. Ngược lại, tình trạng hủy đơn hàng thường xuyên khiến người bán mất niềm tin vào người tiêu dùng.

Tuy nhiên, xu hướng bán lẻ ở Việt Nam trong tương lai sẽ hoàn thiện hệ thống thanh toán nhằm thu hút khách hàng nhiều hơn. Để khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ, ví điện tử nhiều cửa hàng đã áp dụng các hình thức khuyến mãi, chiết khấu 5%, dịch vụ với giá thấp hơn hẳn. Hoặc linh động kết hợp giữa thương mại điện tử và bán lẻ truyền thống: khách hàng có thể quét mã QR Codemua mua hàng trực tuyến, và cũng có thể quét mã tại cửa hàng.

Khi người tiêu dùng đã nhận thấy sự tiện lợi của hình thức thành toán phi tiền mặt. Bên cạnh sự phát triển của nhóm người dùng kết nối sẽ càng thúc đẩy hình thức thanh toán tiện dụng này phát triển.

2. Cá nhân hóa mua sắm đa kênh

Yếu tố định hình xu hướng bán lẻ ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung trong năm 2018 là sự cá nhân hóa. Nói cách khác, người tiêu dùng có xu hướng tự thưởng cho bản thân mình. Họ yêu cầu giá trị sản phẩm, dịch vụ được cung cấp xứng đáng với chi phí bỏ ra. Người tiêu dùng muốn trải nghiệm cái mới nhưng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm.

“Người mua sắm đa kênh” tham gia mua sắm ở cả cửa hàng truyền thống và trực tuyến. Họ có nhu cầu tương tác với sản phẩm cao hơn thói quen mua hàng truyền thống. Hơn một nửa người tiêu dùng sử dụng các ứng dụng di động để tìm kiếm đơn hàng giá tốt, đợt giảm giá, khuyến mãi,… Khoảng 83% tham khảo về sản phẩm trên kênh trực tuyến và 66% trực tiếp xem sản phẩm tại cửa tiệm trước khi đặt mua trực tuyến.

Bằng cách nắm bắt tốt các xu hướng này, các chủ cửa hàng bán lẻ có thể định hướng được kế hoạch phát triển phù hợp trong tương lai. Riêng với xu hướng mua sắm đa kênh, nhà bán lẻ cần xây dựng hệ thống quản lí nghiêm ngặt, chặt chẽ mới có thể vận hành tốt hệ thống kinh doanh. Có thể nói, xu hướng bán lẻ không thể tách rời các ứng dụng khoa học kỹ thuật. Điển hình là sử dụng phần mềm vào quản lý cửa hàng để đồng hóa nhiều kênh bán bán hàng khác nhau.

Phần mềm quản lý bán hàng Suno.vn (dùng thử MIỄN PHÍ) giúp người chủ quản lý mọi mặt của cửa hàng: từ tính tiền bán hàng, quản lý tồn kho hàng hóa, quản lý thu chi tiền bạc, chăm sóc khách hàng đến phân tích kết quả kinh doanh dễ dàng.

Thị trường bán lẻ 2018
Thị trường bán lẻ 2018

3. Giao hàng trong ngày

Hiện nay, thời gian giao hàng thông thường là hai ngày. Nhưng thực tế khách luôn muốn sở hữu tức thì khi mua thứ gì đó. Có tới 25% người mua hàng nói rằng: họ sẽ hủy đơn hàng nếu không giao dịch trong ngày. Trong tương lai gần, cam kết giao hàng trong vài giờ sẽ càng phổ biến.
Năm 2018, xu hướng bán lẻ ở Việt Nam là nhắm vào khách hàng. Trong đó, giao hàng nhanh chính là công cụ quan trọng nhất. Đặc biệt, trong các đợt khuyến mãi lớn hay lễ tết, cam kết giao hàng đúng thời gian là yếu tố quyết định uy tín của cửa hàng.

4. Sự hiếu khách

Sự hiếu khách, chất lượng dịch vụ khách hàng là nhân tố quan trọng để nâng cao “trải nghiệm mua sắm”. Nó thể hiện ở thái độ, lời chào, việc giải quyết những khó khăn khi mua sắm của khách hàng. Hay đơn giản là việc bố trí những chiếc ghế ngồi, bình nước, bàn trà,… để khách hàng có thể nghỉ ngơi, thư giãn trong lúc mua sắm.

Xem thêm:

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Khởi nghiệp:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả