Những lời khuyên giúp chủ shop thành công

Tạp chí Entrepreneur đã đề nghị Margarita Olivares – chủ chuỗi cửa hàng Glamdora chia sẽ cách điều hành mô hình bán lẻ hiện đại, và những kinh nghiệm giữ cho một cửa hàng hoạt động suôn sẻ và giúp chủ shop thành công. Dưới đây là những lời khuyên của cô

Về hàng hóa:

  • Mua hàng : Khi mở cửa hàng, việc lực chọn hàng hóa là khâu mất nhiều thời gian nhất. Không nên xem nhẹ nhiệm vụ này. Trước khi mở cửa hàng, bạn nên đến tham quan các chợ bán sỉ để lấy ý tưởng về mặt hàng mình sẽ bán. Quyết định hàng nào sẽ có lời, và phù hợp với khu vực mình bán. Lựa chọn sản phẩm cũng khá thú vị, tuy nhiên bạn nhớ chọn các sản phẩm có cùng mục đính và chủ đề. Hãy thảo luận ý tưởng với các chủ shop khác tại chợ và nhờ các chủ quầy hàng sỉ góp ý. Bạn sẽ nhận thấy rằng hầu hết mọi người đều sẵn sàng giúp đỡ và góp ý cho một những mặt hàng họ có kinh nghiệm. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định và thu hẹp sự lựa chọn về hàng hoá mình sẽ kinh doanh.
  • Giữ chủ đề: Tôi đã duy trì một chủ đề kinh doanh duy nhất đúng với cái tên của cửa hàng: Glamdora- thế giới đồ cho con gái. Khách hàng biết rõ họ muốn gì khi đến với cửa hàng chúng tôi. Họ mong đợi các mặt hàng dành cho con gái, rất ít ai quan tâm đến các mặt hàng cho nam. Vì vậy, để phù hợp với nhu cầu khách hàng, chúng tôi đã tổng hơp các mặt hàng dành cho các bạn gái ở mọi lứa tuổi như: dũa móng tay, quà tặng, trang trí phòng, giày dép, phụ kiện. Tất cả đều được lựa chọn màu sắc và bán theo chủ đề. Với ý tưởng này, chúng tôi đã chọn hàng hóa có màu sắc phù hợp, dũa móng tay màu hồng, quà tặng được gói bởi những vỏ màu nổi bật, đồ trang trí phòng hình ngựa vằn hoặc báo v..v.. Bạn hãy bám lấy chủ đề của mình để giữ chân được các khách hàng trung thành và tạo nên một cửa hàng độc đáo.
  • Phải theo kịp thời đại và chọn hướng đi đúng: Bạn phải theo kịp mọi xu hướng ở địa phương cũng như toàn quốc. Bạn có thể nhìn thấy một phong cách cụ thể trên ti vi hoặc tạp chí, nhưng liệu có nó phù hợp với chủ đề của bạn? Đừng chỉ vì hợp thời trang mà cố gắng bán một mặt hàng nào đó quá đắt so với mặt bằng chung cửa hàng hoặc khu vực. Điều tốt nhất là hãy lắng nghe khách hàng, họ sẽ cho bạn biết họ cần mua những gì. Thường xuyên khảo sát các siêu thị hoặc cửa hàng gần nhất để tham khảo những xu hướng mới, sản phẩm mới nhất.

Tuyển dụng và quản lý:

  • Những tài năng trẻ: Bạn sẽ không thể tránh khỏi việc tuyển dụng những nhân viên trẻ tuổi. Bạn nên tuyển những người trẻ có ham muốn học hỏi về các loại hình kinh doanh. Nếu một người thực sự yêu thích ô tô nhưng lại muốn làm cho một cửa hàng thời trang thì chắc chắn sẽ không thích hợp để làm việc cho bạn bằng một người đã từng học qua các lớp thiết kế thời trang. Khi bạn phỏng vấn một nhân viên trẻ tuổi, hãy hỏi về sở thích, quyền lợi của họ và họ có thể cống hiến gì cho bạn với vai trò là một nhân viên chính thức. Sau đây là 2 bài viết hướng dẫn cách tuyển dụng và đào tạo, giữ chân nhân viên giỏi:
  • Người có quyền quản lý cao nhất(dưới bạn): Kiểm tra tất cả tài liệu liên quan và đòi hỏi phải có sơ yếu lý lịch. Có thể đăng quảng cáo tuyển quản lý nếu bạn có đủ ngân sách và đã chuẩn bị sẵn sàng cho những cạnh tranh sau đó. Một ứng cử viên quản lý phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm quản lý và 2 năm kinh nghiệm bán lẻ. Khi phỏng vấn, hãy yêu cầu họ trả lời những câu hỏi về phần mềm, xử lý tiền mặt và điều quan trọng nhất là phải có các kĩ năng liên quan đến dịch vụ khách hàng và nhân viên.
  • Phòng chống mất mát: Bạn luôn có khả năng bị thất thoát hàng hóa và cách duy nhất để bạn biết được mình đang mất bao nhiêu đó là kiểm tra hàng trong kho. Tôi có một phần mềm bán hàng chạy trên máy tính có thể cung cấp số liệu về lượng hàng còn trong kho mọi thời điểm. Nó có thể ngay lập tức cho tôi biết những gì tôi đang có trong tay. Theo dõi và quản lý nhân viên bằng hệ thống Camera. Nếu bạn bán những mặt hàng nhỏ gọn mà người khác có thể đi ngang và lấy thì hãy trưng bày chúng trong các hộp an toàn. Nhân viên không được mang theo túi xách khi làm việc, nếu có thì phải là túi trong suốt. Bạn phải luôn đề phòng trong mọi trường hợp.

các kinh nghiệm giúp chủ shop thành công

Thu hút và giữ chân khách hàng:

  • Tất cả mọi thứ phải rõ ràng: Phải có nơi để trưng bày riêng các mặt hàng giảm giá, giúp khách hàng dễ dàng phân biệt được hàng khuyến mãi so với hàng khác. Bạn nên đặt hàng giảm giá ở trong cùng, buộc khách hàng phải đi ngang qua các gian hàng bình thường trước khi đến với gian hàng giảm giá. Điều này có thể làm tăng khả năng bán các mặt hàng bình thường. Ghi rõ giá cả trên từng sản phẩm và trên biển hiệu để thu hút sự chú ý của khách hàng. Biển hiệu của cửa hàng cũng có thể làm tăng lượng khách ghé thăm và để cho khách khách hàng  lý do để ghé thăm cửa hàng của bạn. Bạn cũng có thể gây sự chú ý để thu hút khách hàng mới, những người chỉ ghé cửa hàng của bạn để xem thử những mặt hàng nào đang được giảm giá.

    Bạn có thể tham khảo thêm bài viết chi tiết cách trưng bày để khách mua nhiều hơn

  • Cư xử thân thiện: Dịch vụ chăm sóc khách hàng là chìa khóa thành công cho bất kì một doanh nghiệp nào. Bất kì một người chủ doanh nghiệp thông minh nào cũng sẽ nói với bạn rằng “khách hàng là thượng đế” và họ nên được đối xử như vậy. Tôi luôn nhắc nhở nhân viên rằng khách hàng đã chi tiền ra để mua sắm tại cửa hàng và họ xứng đáng được quan tâm mọi lúc. Dịch vụ khách hàng không chỉ đơn thuần là chào hỏi mà bạn còn phải sắp xếp nơi đỗ xe, thu xếp hành lý giúp khách hàng và đảm bảo rằng họ sẽ có những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời khi đến với cửa hàng của bạn. Mỗi khách hàng cần được quan tâm và đối xử bình đẳng như nhau cho dù họ có mua hàng hay không. Hãy tỏ thái độ tôn trọng và luôn tươi cười với khách hàng. Những lời truyền miệng là vô giá – vì vậy quảng cáo cửa hàng tốt nhất là thông qua truyền miệng của một khách hài lòng. Bạn chỉ tốn một ít thời gian cho việc này. Bài viết 7 chiến thuật giúp khách hàng cũ quay lại sẽ giúp bạn vấn đề này.

Vị trí cửa hàng:

  • Bạn bán hàng ở đâu: Chọn vị trí phù hợp là một bước quan trọng giúp bạn thực hiện ước mơ trở thành chủ shop. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có một đội ngủ nhân viên đắc lực, chất lượng hàng hóa tuyệt vời nhưng bạn vẫn không có khách? Vì vậy, bạn nên chọn một vị trí có lượng khách qua lại cao. Một cửa hàng mới đi vào hoạt động sẽ rất dễ gặp phải những vấn đề này, vì thế bạn nên tận dụng mọi sự giúp đỡ mà bạn có. Bạn nên chọn vị trí ngay bên cạnh một doanh nghiệp khác không cạnh tranh với bạn nhưng lại có lượng khách ổn định, có thể khách của họ sẽ ghé và mua hàng cho bạn. Nếu bạn đang tìm một trung tâm mua sắm mới, bạn hãy liên hệ với các nhà nhân khẩu học trong khu vực đó, để đảm bảo bạn không mở cửa hàng bán đồ cao cấp ở một nơi nghèo nàn và không có tiềm năng. Hãy xem xét kĩ môi trường xung quanh và dành nhiều thời gian để chọn một vị trí thích hợp. Đừng mở cửa hàng ở một nơi mà đơn giản chỉ vì nó gần nhà bạn.
  • Một đối tác tốt:  Nếu bạn thuê mặt bằng ở các trung tâm thương mại, thì hãy chọn một đối tác tốt. Công việc của ban quản lí trung tâm mua sắm là đưa các cửa hàng đi vào hoạt động và đảm bảo những cửa hàng đang kinh doanh ở đó tuân theo tất cả các chỉ dẫn và các chính sách trong hợp đồng. Ban quản lí cũng giúp những người mới thuê làm quen với khu mua sắm, vì những nội quy ở đây thường rất nghiêm ngặt và nếu bạn phá vỡ những quy định đó thì bạn sẽ phải mất tiền. Ví dụ, nếu mở cửa hàng muộn thì bạn sẽ phải đóng tiền phạt cho trung tâm mua sắm này. Đội ngũ quản lí khu mua sắm thường rất chuyên nghiệp, bạn nên nghiên cứu kĩ càng trước khi gặp hoặc đàm phán với các nhà quản lý cho thuê.

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Câu chuyện thành công:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả