Mở quán kinh doanh trà sữa năm 2018 có còn HOT?

Trong khoảng 2 năm trở lại đây, trà sữa ngày càng HOT, được dự đoán sẽ cạnh trạnh với cà phê về vị trí thức uống phổ biến với người Việt Nam. “Cơn sốt” trà sữa không chỉ thu hút được giới trẻ, học sinh, sinh viên mà còn “lôi kéo” được một bộ phận lớn dân văn phòng, người trung niên. Với tập khách hàng lớn, lợi nhuận cao, nhiều người đô xô kinh doanh trà sữa với hy vọng “hốt bạc” mang về.

Mở quán kinh doanh trà sữa năm 2018 có còn HOT?
Mở quán kinh doanh trà sữa năm 2018 có còn HOT?

Nhìn lại thị trường kinh doanh trà sữa năm 2017

Khoảng 4 năm trở lại đâu, trà sữa thật sự “bùng nổ” trên thị trường với sự xuất hiện của hàng loạt thương hiệu quốc tế như: Dingtea, Gongcha, Toco Toco,… Tuy nhiên, sự bùng nổ này đến từ các thương hiệu Đài Loan chứ không phải thương hiệu nội địa. Phải nói nghành trà sữa đã hoàn toàn “lột xác” lớn mạnh so với 10 năm trước, khi loại thức uống này mới du nhập vào Việt Nam.

Các thương hiệu Đài Loan đã mang đến nhưng hương vị hoàn toàn khác so với những gì thị trường nội địa đang có. Họ biết cách tận dụng truyền thông, định vị thương hiệu tốt. Chính điều này đã giúp các thương hiệu trà sữa xứ Đài tạo được sức hút mạnh mẽ trên thị trường. Với lợi nhuận hấp dẫn, nhiều người đổ xô xin nhượng quyền thương hiệu với hy vọng “hốt bạc”.

Trong năm 2016 – 2017 là thời điểm “vàng” để mở quán kinh doanh trà sữa. Thị trường lúc này đang trên đà phát triển tốt. Với nhu cầu thị trường rất lớn trong khi nguồn cung còn hạn chế, người kinh doanh sẽ thu được lợi nhuận không hề nhỏ. Vậy trong năm 2018, kinh doanh trà sữa có còn là nghành “hot”?

Kinh doanh trà sữa lợi nhuận bao nhiêu?
Kinh doanh trà sữa lợi nhuận bao nhiêu?

Năm 2018: Trà sữa vẫn HOT với người Việt?

Trào lưu trà sữa không phải mới tại Việt Nam, mà đã du nhập vào từ những 2000 với công thức đơn giản là trà và sữa trộn cùng các hạt trân châu. Tuy nhiên, thị trường khi đó chỉ gồm những cửa hàng nhỏ lẻ tự pha chế với giá bán khá rẻ. Khoảng 1 – 2 năm trở lại đây, thị trường trà sữa mới thật sự bùng phát thay đổi hoàn toàn thị trường. Ngoài những thương hiệu đình đám của Đài Loan, còn có sự xuất hiện của những tên tuổi đến từ Hong Kong, Thái Lan, Nhật Bản, Singapore…

Theo thống kê, cả nước hiện có 1.500 quán trà sữa và dự kiến con số này vẫn còn tăng mạnh khi một loạt thương hiệu lớn gia nhập thị trường. Đặc biệt, theo khảo sát này có đến hơn 53% người được hỏi uống trà sữa ít nhất mỗi lần một tuần. Nếu trước đây, trà sữa là thứ đồ uống được giới trẻ, học sinh, sinh viên ưa chuộng thì nay đối tượng khách hàng đã mở rộng hơn rất nhiều, thu hút được lượng lớn dân văn phòng và người trung niên.

Tuy nhiên, trà sữa đã xuất hiện trên thị trường khá lâu sức hút sẽ không còn như ban đầu. Thị trường ở các thành phố lớn đang dần bão hòa, số lượng quán trà sữa cá nhân cho đến nhượng quyền đã mở ra rất nhiều. Tập khách hàng tăng trưởng chậm, khách hàng bị xé lẻ và lợi nhuận không còn hấp dẫn như trước. Kinh doanh trà sữa vẫn là một thị trường hấp dẫn trong năm 2018. Nhưng nếu không có sự tính toán kỹ lưỡng, sự thay đổi khác biệt với thị trường sẽ khó đạt được lợi nhuận như mong muốn.

Phần mềm quản lý quán cafe, trà sữa SUNOvn (dùng thử MIỄN PHÍ): Đơn giản hoá công việc hàng ngày: order, bán hàng, tính tiền. Quản lý doanh thu, chi phí, tồn kho thuận tiện và mang đến dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.

Nhà nhà, người người kinh doanh trà sữa
Nhà nhà, người người kinh doanh trà sữa

Thị trường tỉnh lẻ là “mảnh đất” tiềm năng trong năm 2018

Khu đô thị lớn đã quá đông thương hiệu trà sữa cạnh tranh, lượng khách hàng mới tăng chậm. Theo dự đoán, các thương hiệu trà sữa nổi tiếng sẽ nhanh chóng mở rộng phạm vi “phủ sóng” ra thị trường tỉnh lẻ. Với sức nóng thương hiệu ở các thành phố lớn, không khó để các thương hiệu này lôi kéo khách hàng tỉnh trải nghiệm và dùng sản phẩm như ở thành phố lớn.

Nhược điểm thói quen của khách hàng tỉnh là số lượng ít với tâm lý đa phần là muốn trải nghiệm hơn là dùng như một thức uống hằng ngày. Vì vây, nếu muốn đầu tư kinh doanh trà sữa ở khu vực tỉnh phải tính toán cẩn thận dung lượng khách hàng ở khu vực của mình.

Thông thường, muốn kinh doanh quán trà sữa theo mô hình nhượng quyền ở thành phố lớn phải cần ít nhất 1 tỷ đồng tiền vốn. Đó là chi phí cho thương hiệu, đầu tư mặt bằng, trang trí cửa hàng, thuê nhân viên. Với chi phí đầu tư khá lớn trong khi khách tỉnh vẫn còn khá e ngại mức giá 40.000 – 50.000 đồng/ cốc trà sữa. Vì vậy, ở cấp tỉnh nhiều người sẽ sử dụng thương hiệu có chi phí nhượng quyền thấp hơn. Còn các cửa hàng tuyến huyện nên tự xây dựng thương hiệu riêng để giảm chi phí đầu tư ban đầu. Khi đó, mức giá bán cũng giảm đi khá nhiều, phù hợp với thu nhập của cư dân ở đây.

Với những mô hình kinh doanh trà sữa thương hiệu, nguyên liệu cấu thành sản phẩm thường được nhập từ Đài Loan gồm trân châu giá 500.000 – 800.000 đồng một kg; bột trà trên 300.000 đồng một kg, cùng các hương liệu khác. Còn với người kinh doanh nhỏ lẻ, nguồn nguyên liệu đến từ nhiều nơi không rõ nguồn gốc và có giá khá rẻ, tầm khoảng 150.000 – 180.000 đồng một kg. Trung bình, một kg trân châu, người bán pha được 30 ly. Mặc dù không còn là làn gió mới trên thị trường. Tuy nhiên, với mức lợi nhuận hấp dẫn trà sữa vẫn là một lĩnh đáng đầu tư trong năm nay.

Xem thêm:

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Khởi nghiệp:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả