Hợp đồng thuê mặt bằng còn hạn nhưng chủ nhà muốn “đuổi”?

Việc kinh doanh đang thuận lợi, bỗng dưng một ngày đẹp trời, chủ nhà nằng nặc đòi lấy lại mặt bằng, cho dù hợp đồng thuê mặt bằng vẫn còn hiệu lực. Đây là vấn đề cực kỳ đau đầu mà rất nhiều chủ cửa hàng gặp phải trong lúc kinh doanh. Hãy cùng Suno.vn tham khảo các thông tin pháp lý dưới đây, để tránh những trường hợp này ngay từ lúc chuẩn bị thuê mặt bằng nhé!

Hợp đồng thuê mặt bằng còn thời hạn nhưng chủ nhà muốn đuổi?

Thông tin pháp lý hợp đồng cho thuê mặt bằng

Trước hết bạn cần kiểm tra xem nội dung của Hợp đồng thuê mặt bằng, xem có quy định về các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng hay không, và điều kiện cụ thể đó là gì? Nếu Hợp đồng thuê mặt bằng không quy định rõ các trường hợp các bên được đơn phương chấm dứt hợp đồng, thì cần căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 498 Bộ luật Dân sự năm 2005, bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bên thuê có một trong những hành vi sau:

  1. Không trả tiền thuê mặt bằng liên tiếp trong ba tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
  2. Sử dụng nhà không đúng mục đích thuê;
  3. Cố ý làm nhà hư hỏng nghiêm trọng;
  4. Sửa chữa, đổi hoặc cho người khác thuê lại toàn bộ hoặc một phần nhà đang thuê mà không có sự đồng ý bằng văn bản của bên cho thuê;
  5. Làm mất trật tự công cộng nhiều lần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt bình thường của những người xung quanh;
  6. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường.

Căn cứ vào nội dung của Hợp đồng, và điều luật nêu trên, nếu bạn không vi phạm điều khoản nào của Hợp đồng thuê mặt bằng và cũng không vi phạm một trong các trường hợp nêu trên thì chủ nhà không có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng thuê mặt bằng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý: nếu mặt bằng cho thuê chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà hợp pháp và/hoặc Hợp đồng chưa được công chứng, chứng thực thì Hợp đồng bị xem là vô hiệu, và bên cho thuê mặt bằng có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố Hợp đồng vô hiệu. Trong trường hợp Hợp đồng bị tuyên vô hiệu thì các bên phải trả lại cho nhau những gì đã nhận (Khoản 2 Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005).

Để giải quyết tranh chấp hiện nay, các bên phải tự thương lượng giải quyết, nếu bạn không đồng ý giao trả mặt bằng thuê thì bên  cho thuê nhà không có quyền tự ý lấy lại mặt bằng mà bạn đang thuê, trừ trường hợp bên cho thuê khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy bỏ Hợp đồng hoặc tuyên bố Hợp đồng vô hiệu, và yêu cầu này được Tòa án chấp nhận. Lưu ý: Trong trường hợp bên cho thuê có hành vi xâm phạm bất hợp pháp mặt bằng mà bạn đang thuê thì bạn có quyền gửi đơn đề nghị chính quyền địa phương giải quyết và/hoặc khởi kiện bên cho thuê mặt bằng để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Tiền đặt cọc

Một lần nữa, hãy đọc thật kỹ hợp đồng thuê mặt bằng đã ký trước đó. Hãy cùng chủ nhà thương lượng về phương án đền bù sao cho hợp cả đôi đường. Tuy nhiên nếu bị chủ nhà cố tình chèn ép, đừng ngại ngùng, bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Với tranh chấp về hợp đồng dân sự này, bạn có thể gửi đơn lên tòa án nhân dân quận, huyện nơi có mặt bằng bạn thuê. Bạn cần chuẩn bị những chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ và hợp pháp. Tài liệu, chứng cứ sẽ được gửi kèm theo đơn khởi kiện qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại tòa án.

Hợp đồng cho thuê mặt bằng còn thời hạn nhưng chủ nhà muốn đuổi?

An cư mới lạc nghiệp, đó là câu truyền miệng muôn đời của dân tộc Việt Nam. Để tránh trường hợp “bút sa – gà chết“, hãy chuẩn bị cho mình các kiến thức cần phải có trước khi ký hợp đồng thuê mặt bằng nhé!

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Khởi nghiệp:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả