7 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thất bại khi khởi nghiệp

Khởi nghiệp đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ hướng đến. Nhưng do chưa hiểu đúng về star up nên nhiều “doanh nghiệp trẻ” đã đi vào thất bại. Dưới đây là 7 lý do hàng đầu dẫn đến thất bại khi khởi nghiệp, và những lời khuyên bạn cần tránh.

7 lý do hàng đầu dẫn đến thất bại khi khởi nghiệp

1. Hiểu sai lý do để bắt đầu khởi nghiệp

Nếu lý do khởi nghiệp của bạn là muốn kiếm nhiều tiền hoặc có nhiều thời gian dành cho cuộc sống cá nhân thì nên cân nhắc lại ý định star up. Hãy chắc chắn rằng bạn có niềm đam mê thật sự đối sản phẩm mình kinh doanh. Nghiên cứu và phân tích thị trường trước khi khởi nghiệp. Phải đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đáp ứng nhu cầu thực sự của thị trường.

Hiểu sai lý do để bắt đầu khởi nghiệp

2. Quản lý không hiệu quả

Nhiều nghiên cứu cho thấy sự quản lý kém là yếu tố chính dẫn đến thất bại khi khởi nghiệp. Những bạn trẻ mới bắt đầu kinh doanh thường thiếu kinh nghiệm trong quản lý tài chính, sản xuất, tuyển dụng và nhân sự. Chúng ta thường có xu hướng tuyển người vào các vị trí bản thân không thể làm tốt. Và đó chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều sai lầm khi doanh nghiệp hoạt động. Do người lãnh đạo không am hiểu sâu sắc từng lĩnh vực trong quy trình hoat động của công ty.

Để khắc phục vụ vấn đề này, các chủ doanh nghiệp hãy tự trang bị cho mình những kỹ năng còn thiếu. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn nhân viên có kinh nghiệm hoặc nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia để nâng cao hiệu quả công việc lên tốt nhất.

Phần mềm quản lý bán hàng Suno.vn giúp người chủ quản lý mọi mặt của cửa hàng: từ tính tiền bán hàng, quản lý tồn kho hàng hóa, quản lý thu chi tiền bạc, chăm sóc khách hàng đến phân tích kết quả kinh doanh dễ dàng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy sự quản lý kém là yếu tố chính dẫn đến thất bại khi khởi nghiệp

3. Không chuẩn bị đủ vốn

Một nguyên nhân phổ biến khác khiến doanh nghiệp “tử vong” là thiếu vốn hoạt động. Đối với những người lần đầu tiên bắt tay vào kinh doanh sẽ không hiểu rõ cách vận hành của dòng tiền, đưa ra dự trù nguồn vốn để khởi nghiệp quá thấp. Hoặc đặt ra kỳ vọng quá cao vào doanh thu bán hàng.

Xác định nguồn vốn cần thiết để doanh nghiệp hoạt động là bước quan trọng khi khởi nghiệp. Ngân sách kinh doanh không chỉ bao gồm chi phí thành lập công ty mà còn bao gồm chi phí trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, bạn phải tính toán và cân nhắc thời gian doanh nghiệp có thể thu hồi vốn. Có nghĩa là nguồn vốn cần chuẩn bị phải đủ để trang trải tất cả chi phí cho đến khi hoạt động kinh doanh thu được lợi nhuận (đáp ứng được những chi phí của doanh nghiệp).

Khởi nghiệp thất bại do tính toán sai ngân sách

4. Chọn sai địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của một doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp địa phương. Một địa điểm kinh doanh thuận lợi sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Ngược lại, một vị trí xấu sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến phát triển của doanh nghiệp.

Khi lựa chọn địa điểm kinh doanh, bạn cần xem xét các yếu tố như khách hàng của bạn đang ở đâu, vị trí đối thủ cạnh tranh, giao thông,…

Địa điểm kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của một doanh nghiệp

5. Thất bại khi khởi nghiệp vì không lập kế hoạch kinh doanh

Lập kế hoạch kinh doanh là hoạt động cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Có thể nói đây là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ gặp thất bại khi khởi nghiệp vì có những thiếu sót căn bản trong bản kế hoạch kinh doanh. Bản kế hoạch phải thực tế dựa trên những thông tin chính xác ở thời điểm hiện tại, và có dự tính trong tương lai.

Những thành phần chính cần phải có trong bản kế hoạch kinh doanh gồm mục tiêu, phân tích thị trường, tài chính, rủi ro, phân tích dòng tiền, dự toán doanh thu và chi phí,…

Lập kế hoạch kinh doanh là hoạt động cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.

6. Mở rộng phát triển quá nhanh

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa thành công và tốc độ mở rộng kinh doanh. Đã có nhiều trường hợp thất bại khi khởi nghiệp do công ty phát triển quá nhanh chóng. Họ không thể chuẩn bị tốt nguồn nhân lực, tài chính cho hoạt động mở rộng. Khi đó, doanh nghiệp sẽ khó đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Đồng thời nhân viên cũng bị quá tải với khối lượng công việc quá lớn.

Tập trung vào tăng trưởng chậm nhưng ổn định là cách tối ưu nhất đối với các doanh nghiệp “trẻ”. Khi đã có cơ sở dữ liệu khách hàng và dòng tiền lưu thông ổn định, bạn có thể đưa ra quyết định chính xác về tốc độ tăng trưởng cho doanh nghiệp.

7. Không tiếp cận đến khách hàng

Trong thời đại internet hiện nay, tiếp thị trực tuyến là hình thức tối ưu nhất để bạn tiếp cận với khách hàng. Ở mức độ tối thiếu nhất, mỗi doanh nghiệp nên xây dựng một trang web để cung cấp các thông tin cơ bản nhất cho khách hàng khi họ cần sử dụng sản phẩm của bạn.

Đơn đặt hàng từ website được lưu trữ và đồng bộ với phần mềm quản lý bán hàng SUNO.vn, giúp bạn quản lý tập trung được khách hàng và đơn hàng online.

Xem thêm:

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Khởi nghiệp:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả