6 bước cần chuẩn bị trước khi mở quán trà sữa

Mở quán trà sữa là lựa chọn của nhiều bạn trẻ để khởi nghiệp. Đây là mô hình kinh doanh đang ăn nên làm ra được nhiều người nhắm đến.

Vì vậy, sự cạnh tranh của thị trường là rất lớn. Do đó, nếu đang có ý định “thai nghén” star up với trà sữa thì bạn phải lên kế hoạch kinh doanh rõ ràng, chi tiết để có bước chuẩn bị chắc chắn cho sự nghiệp kinh doanh của mình.

1. Xác định nguồn vốn

Dựa vào nguồn vốn sở hữu để lựa chọn loại hình thức kinh doanh phù hợp. Nếu bạn chỉ huy động được số tiền khiêm tốn trong khoảng 10 – 20 triệu đồng thì hình thức bán hàng online hoặc take away là lựa chọn thích hợp nhất. Đối với những quán trà sữa có quy mô lớn thì chi phí đầu tư trong khoảng 500 – 600 triệu đồng. Riêng với quán trà sữa nhượng quyền thương hiệu số vốn đầu tư có thể lên đến hàng tỷ đồng.

2. Nghiên cứu thị trường và đối tượng khách hàng

Phân tích thị trường và đối tượng khách hàng là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi mở quán trà sữa. Việc nghiên cứu thị trường thông qua tình hình kinh doanh của các quán trà sữa trên cùng địa bàn sẽ giúp bạn đánh giá được đối thủ, tìm hiểu các mặt lợi và hại của họ để có phương án khắc phục tốt hơn.

Từ nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn sẽ dễ dàng đưa ra kế hoạch kinh doanh chính xác cũng như xác định đúng nhu cầu và sở thích của khách hàng.

3. Tìm hiểu công thức pha chế và chuẩn bị menu

Tham gia một khóa học pha chế là rất cần thiết để nắm bắt được menu và hương vị hoàn chỉnh nhất cho quán trà sữa. Bên cạnh đó, nó sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm để chuẩn bị tốt cho công việc kinh doanh sau này. Đồng thời tạo điều kiện mở rộng thêm nhiều nguồn liên hệ mới về thiết kế, nguyên liệu để hỗ trợ quá trình mở quán được thuận  lợi hơn.

Một menu đồ uống hoàn chỉnh thường được chia thành các nhóm đồ uống cụ thể từ 30 món trở lên. Sự đa dạng về hương vị và topping mang lại nhiều sự lựa chọn phong phú cho khách hàng. Ngoài ra, topping chính là “mánh nhỏ” để bạn “rút túi” khách hàng dễ dàng hơn.

4. Lựa chọn địa điểm và lên ý tưởng trang trí

Sau khi phác thảo chân dung khách hàng và xác định nguồn vốn đầu tư, hãy bắt tay tìm kiếm địa chỉ kinh doanh phù hợp với khách hàng của mình như:

  • Trường học.
  • Khu dân cư.
  • Khu vui chơi, giải trí.

Nếu không thể tìm được địa điểm “đẹp” hoặc chi phí mặt bằng quá đắt đỏ, bạn có thể tận dụng địa điểm có sẵn hay vị trí ít cạnh tranh hơn. Tất nhiên, phải đảm bảo rằng khu vực đó phải có nguồn khách hàng tiềm năng cho cửa hàng của bạn.

5. Hoàn thiện thủ tục pháp lý

Kinh doanh quán trà sữa thuộc ngành hàng đồ uống – thực phẩm. Do đó, bạn cần một số giấy tờ pháp lý như sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế .
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngoài ra, bạn còn phải hoàn thành đầy đủ các giấy tờ cần thiết khác cho tổ trưởng khu phố nơi quán bạn hoạt động trước khi mở quán trà sữa nhằm đảm bảo công việc kinh doanh diễn ra thuận lợi, lâu dài.

6. Chuẩn bị nhân sự

Nếu đã có kiến thức về pha chế trà sữa bạn thì việc tuyển người và quản lý nhân viên của bạn dễ dàng hơn rất nhiều. Pha chế trà sữa không quá khó nên bạn hoàn toàn có thể đào tạo được nhân viên mới trong thời gian ngắn. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn các phần mềm hỗ trợ quản lý quán trà sữa để theo dõi thu – chi,  lợi nhuận, doanh số của cửa hàng. Như vậy, bạn có thể quản lý cửa hàng của mình hiệu quả ngay cả trong trường hợp bạn không  có mặt tại quán.

Xem thêm:

>>> 4 Tính năng phải có trên phần mềm quản lý bán hàng

>>> 4 bước lập một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Khởi nghiệp:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả