4 chiến lược giúp phát triển kinh doanh hiệu quả

Phát triển kinh doanh là điều cần thiết và được xem là mục tiêu quan trọng của bất kì doanh nghiệp nào. Tỉ lệ tăng trưởng thấp luôn được xem là mối đe dọa cho sự sống còn của doanh nghiệp. Nếu bạn đang có ý định tối đa hóa tiềm năng của doanh nghiệp, tạo ra nhiều doanh thu, vì xét cho cùng, chìa khóa thành công của doanh nghiệp được quyết định bởi doanh thu và lợi nhuận hằng năm, hãy tham khảo 4 chiến lược hàng đầu để phát triển kinh doanh hiệu quả.

Phát triển kinh doanh là điều cần thiết và được xem là mục tiêu quan trọng của bất kì doanh nghiệp nào

1. Ủy thác nhiệm vụ

Trong thời đại công nghệ thông tin, quản lý nhân viên từ xa chưa bao giờ dễ dàng hơn thế. Điều này không có nghĩa là toàn bộ nhân viên của bạn cần phải ở xa, nhưng bạn hoàn toàn có thể mở rộng hồ sơ nhân viên bằng cách dựa trên kĩ năng thay vì vị trí.

Bạn không thể nào quản lý từng công việc kinh doanh đơn lẻ và trực tiếp giải quyết hết tất cả những vấn đề phát sinh, do đó bạn cần cân nhắc trao quyền cho các cá nhân, tổ chức để hỗ trợ về các vấn đề khác nhau. Điều này không chỉ giúp bạn có thể tối ưu được hiệu quả kinh doanh và còn có lợi cho doanh nghiệp của bạn.

Do đó hãy thuê những người có khả năng đảm nhiệm công việc mà bạn giao phó, chắc chắn họ sẽ mang lại kết quả hơn là việc bạn tự làm một mình. Hãy dành thời gian và công sức để tập trung giải quyết những việc quan trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp và thúc đẩy doanh số kinh doanh cho doanh nghiệp của bạn.

Ủy thác nhiệm vụ để quản lý công việc một cách hiệu quả hơn

2. Sử dụng mạng xã hội đúng cách

Ngày nay không thể phủ nhận một hiện thực đó là sự hiện diện trực tuyến là vô cùng quan trọng đối với việc xây dựng thương hiệu của một doanh nghiệp.

Một trong những cách đơn giản và nhanh nhất đó là sử dụng những kênh xã hội phù hợp.

Ví dụ: Twitter rất tuyệt vời cho việc tìm kiếm và kết nối với những người có thể quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn, trong khi Google+ là một cộng đồng cho phép người dùng tham gia vào các cộng đồng thích hợp và các cuộc thảo luận trực tiếp, có thể là chia sẻ những kinh nghiệm, trải nghiệm thú vị,…. Phổ biến hơn hết vẫn là kênh Facebook nơi thương hiệu của bạn được đánh giá qua sự yêu thích của người dùng. Đồng thời cho phép liên kết chung những người có cùng quan tâm đến sản phẩm dịch vụ.

Bạn cần lên ý tưởng mục tiêu riêng biệt cho mỗi kênh truyền thông xã hội để có thể tận dụng được sức mạnh của nó.

Nên nhớ, việc chi tiền đầu tư đúng cách là bí quyết kiếm tiền hiệu quả nhất.

Sử dụng mạng xã hội đúng cách

3. Phát triển cơ sở khách hàng

Bạn cần xác định được cơ sở khách hàng của doanh nghiệp bạn là ai, bạn đã và đang làm gì để nắm bắt, phát triển cơ sở khách hàng đó, những đối tượng khách hàng nào đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Mỗi ngành nghề kinh doanh đều hướng đến đối tượng khách hàng khác nhau và những khách hàng này hoặc giảm đi hoặc tăng lên qua từng ngày, do đó đòi hỏi bạn cần biết nắm bắt nhu cầu của người dùng để có những bước cải tiến kịp thời, nâng cao chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đưa ra được những giải pháp mới để đáp ứng nhu cầu mới. Những lời đóng góp và nhận xét của khách hàng sẽ cực kì hữu ích cho doanh nghiệp bạn.

Cách tốt nhất để hiểu được khách hàng đó là hãy tương tác, tiếp xúc và lắng nghe họ càng nhiều càng tốt. Bạn có thể triển khai các sự kiện dùng thử, ra mắt sản phẩm mới, qua đó khuyến khích khách hàng đánh giá, bình phẩm và cho ý kiến, không chỉ giúp sản phẩm và dịch vụ của bạn hoàn thiện hơn mà còn giúp bạn gắn kết với khách hàng.

Bên cạnh đó, bạn cần xem xét lại kết quả những kênh mạng xã hội mình đang dùng để đánh giá hiệu quả đồng thời đưa ra hướng thay đổi kịp thời

Phát triển cơ sở khách hàng

Ví dụ: Việc biết được ai đang truy cập vào website của bạn, giới tính, độ tuổi, họ đang xem gì và họ đến từ đâu sẽ giúp  bạn tối ưu được những thông tin bạn dự định chia sẻ trên website mình, hay thay đổi giao diện thân thiện, gần gũi hơn.

Bạn cần tích hợp thêm các công cụ tư vấn, hỗ trợ khách hàng trực tuyến 24/24 để cung cấp những giải đáp thắc mắc kịp thời cho khách hàng của bạn, điều này là vô cùng cần thiết vì không khách hàng nào ở lại với bạn quá lâu nếu không nhận được sự “chăm sóc” kịp thời.

Phần mềm quản lý bán hàng SUNO.vn giúp người chủ quản lý mọi mặt của cửa hàng: từ tính tiền bán hàng, quản lý tồn kho hàng hóa, quản lý thu chi tiền bạc, chăm sóc khách hàng đến phân tích kết quả kinh doanh dễ dàng. 

SIÊU ĐƠN GIẢN, rất dễ sử dụng kể cả với người không rành máy tính.

4. Quản lý chặt chẽ các khoản đầu tư

Tất cả các doanh nghiệp thành công đều phải đầu tư lại vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp, trong quá trình này, điều quan trọng là cần lưu ý xem lại nguồn tiền mình đã chi tiêu hợp lý chưa, hãy cân nhắc trước khi chuyển hướng đầu tư chi tiêu vào một lĩnh vực khác.

Cần ưu tiên hướng tới những khoản đầu tư cải thiện về sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang cung cấp. Các khoản đầu tư khác như một số loại hình quảng cáo, thì có thể xem xét lại, chỉ nên duy trì những kênh phù hợp, thật sự mang lại hiệu quả.

Bên cạnh đó, cần xác định rõ ràng thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp bạn hướng đến, tuy nhiên cần tìm hiểu và đầu tư một cách thận trọng.

Quản lý chặt chẽ các khoản đầu tư

Xem thêm:

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Khởi nghiệp:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả