4 bước giúp tối ưu hóa quy trình bán hàng Online, Offine và Di động

Nếu muốn đứng vững trên thị trường bán lẻ trong tương lai. Các nhà bán lẻ cần tối ưu hóa quy trình bán hàng để đáp ứng tốt những yêu cầu, mong muốn của khách hàng khi mua sắm.

Tối ưu hóa quy trình bán hàng là hoạt động tất yêu của các nhà bán lẻ

1. Đi tìm hành vi mua sắm của khách hàng

Trong ngành bán lẻ, việc đi tìm “lộ trình” khách hàng đến với bạn đóng vai trò quan trọng để quyết định kế hoạch kinh doanh phù hợp.

Làm thế nào mọi người biết đến công ty của bạn? Khách hàng đang sử dụng những kênh mua sắm nào và sử dụng chúng ra sao?  Làm thế nào để họ tương tác với thương hiệu của bạn?

Khi trả lời được các câu hỏi này, bạn mới có thể xây dựng quy trình bán hàng tối ưu và hiệu quả nhất. Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp bạn có thể xem xét các yếu tố chính sau đây:

  • Hãy quan sát các bước dẫn khách hàng đến với bạn. Họ trực tiếp đến cửa hàng để mua sản phẩm hay dành thời gian xem thông tin trên website, ứng dụng nào được khách hàng thường sử dụng khi mua sắm,…? Những quan sát, phân tích này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về “lộ trình” mua sắm của người tiêu dùng.
  • Xây dựng bộ phận chăm sóc khách hàng để ghi nhận các vấn đề, phản hồi và mối quan tâm của khách hàng. Từ đó giúp bạn tăng thêm sự “thấu hiểu” khách hàng, và xác định lại những thiếu sót trong quy trình bán lẻ.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh, kiểm tra và rà soát lại những kênh bán hàng và phương tiện kết nối với khách hàng của họ. Qua đó có cái nhìn đa dạng và phân tích chính xác hơn về thị trường, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng.

Quan sát lộ trình mua sắm của khách hàng để tối ưu hóa quy trình bán hàng

2. Đánh giá hiệu quả về các kênh, dịch vụ và công nghệ đang sử dụng

Đây là bước tiếp theo được thực hiện khi bạn đã phát hiện ra những sai sót trong hệ thống bán lẻ thông qua phân tích hành vi khách hàng.

Bên cạnh đó, bạn cũng đánh giá được những họat động nào đang diễn ra hiệu quả để chú trọng phát triển trong tương lai.

  • Cách tốt nhất để đánh giá chính xác từng kênh bán hàng là hãy trở thành một khách hàng thực sự. Hãy thử trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng của bạn và ghi nhận lại những ưu – nhược điểm. Bạn có thể lựa chọn người bên ngoài để trải nghiệm thử quy trình mua sắm để có cái nhìn khách quan hơn. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng họ sẽ giữ kín bí mật doanh nghiệp cho bạn.
  • Kết nối tất cả kênh bán hàng với nhau. Hãy đảm bảo rằng thương hiệu của bạn được xây dựng giống nhau, không tạo ra bất kỳ sự nhầm lẫn gì cho khách hàng. Sự liên kết chặt chẽ giữa các kênh bán hàng cũng là vấn đề quan trọng cần quan tâm.
  • Lập danh sách các hệ thống, công cụ cần thiết để hỗ trợ quy trình bán lẻ. Nếu bạn đang vận hành 2 mô hình cửa hàng Online và Offline, vậy bạn cần phải đồng bộ hóa thông tin cho chúng. Kiểm soát tất cả dữ liệu trên cùng một nền tảng là cách tốt nhất để quản lý chính xác từng thông tin. Một trong những phương pháp hiệu quả và ít tốn kém được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng.

Phần mềm quản lý bán hàng Suno.vn giúp người chủ quản lý mọi mặt của cửa hàng: từ tính tiền bán hàng, quản lý tồn kho hàng hóa, quản lý thu chi tiền bạc, chăm sóc khách hàng đến phân tích kết quả kinh doanh dễ dàng.

Đánh giả hiệu quả của các kênh bán hàng để tối ưu hóa quy trình bán hàng

3. Thiết lập quy trình bán hàng khoa học

Sau khi tích hợp thành công những nền tảng cần thiết cho quy trình bán lẻ, việc tiếp theo cần thực hiện là thiết lập lại quy trình kinh doanh hỗ trợ các kênh bán hàng.

Tiến hành đào tạo nhân viên đảm bảo từng bước trong quy trình bán hàng đều diễn ra một cách chuyên nghiệp, chính xác. Hãy đưa ra những hướng dẫn chi tiết và cụ thể nhất để giải quyết tất cả vấn đề liên quan đến hoạt động doanh nghiệp.

Nhà quản lý của Good Planet Brittany Gamble chia sẻ: 

“Về xử lý đơn đặt hàng, chúng tôi đã thiết lập để tất cả nhân viên nhận được thông báo qua email khi có đơn hàng trực tuyến. Thông báo cho nhân viên về các mặt hàng đã được đặt hàng, tên khách hàng và địa chỉ, loại hình vận chuyển “.

“Bất cứ ai làm việc tại cửa hàng vào thời điểm đó đều có thể nhận thông tin để xử lý đơn hàng trên phân quyền của mình. Hoặc liên lạc lại với khách hàng để xác nhận đơn đặt hàng.

Thiết lập quy trình bán hàng

4. Quan sát, đánh giá và định hướng phát triển cho tương lai

Sau khi triển khai những thay đổi của quy trình bán hàng, hãy đánh giá lại hiệu quả hoạt động diễn ra như thế nào. Theo dõi chặt chẽ kết quả kinh doanh ở cửa hàng. Thu thập những phản hồi của khách hàng, nhân viên, bộ phận chăm sóc khách hàng. Nhằm xem xét họ có gặp những khó khăn gì không? Sau đó có những điều chỉnh thích hợp về chiến lược, chiến thuật cho doanh nghiệp.

Xem thêm: 

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Khởi nghiệp:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả